Những loại thực phẩm có tính kiềm nên được sử dụng hàng ngày

Theo các chuyên gia sức khỏe, việc bổ sung các thực phẩm có tính kiềm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể giúp trung hòa lượng Axit dư thừa trong cơ thể, từ đó duy trì trạng thái cân bằng pH tự nhiên, ngăn ngừa và phòng chống một số bệnh mãn tính, tăng cường hệ miễn dịch và mang lại tinh thần thoải mái… Vậy đâu là những loại thực phẩm có tính kiềm? Tham khảo ngay các gợi ý dưới đây.

Bổ sung thực phẩm có tính kiềm cho cơ thể, nên hay không?

Sức khỏe của cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào việc ăn uống hàng ngày. Dung nạp các thực phẩm lành mạnh và phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, giúp cơ thể duy trì trạng thái tốt nhất. Ngược lại, nếu hấp thụ quá nhiều chất có hại thì sẽ làm suy giảm sức khỏe và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Cơ thể khỏe mạnh thường mang tính kiềm tự nhiên

Mỗi chất đều có tính chất xác định bằng pH (chỉ số đo hoạt động của các ion Hydro (H+) trong dung dịch). Nếu lượng ion H+ trong dung dịch nhiều, hoạt động mạnh, dung dịch sẽ mang tính Axit. Ngược lại, nếu lượng ion H+ thấp, dung dịch sẽ có tính kiềm (hay Bazơ). Khi lượng Hydro (H+) cân bằng với lượng Hydroxit (OH-), dung dịch sẽ trung tính.

Chỉ số pH nằm trong khoảng 0 - 14, với pH = 7 thì dung dịch là trung tính. Dung dịch có tính Axit khi pH nằm trong khoảng 0 < pH < 7 và có tính kiềm khi pH nằm trong khoảng 14 > pH > 7.

Trạng thái tự nhiên, khỏe mạnh của cơ thể chúng ta thường có tính kiềm nhẹ với độ pH duy trì trong khoảng 7.34 - 7.4. Tuy nhiên, tính kiềm này dễ mất và bị Axit hóa. Ngoài những nguyên nhân từ bên ngoài như ô nhiễm môi trường, khói bụi, khí thải, tia UV… và chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là một nguyên nhân lớn dẫn đến môi trường Axit trong cơ thể.

thuc-pham-co-tinh-kiem-1.jpg Hình 1: Trạng thái tự nhiên, khỏe mạnh của cơ thể chúng ta thường có tính kiềm nhẹ với độ pH duy trì trong khoảng 7.34 - 7.4

Khi xuất hiện môi trường Axit trong cơ thể (hay chính là tình trạng Axit dư thừa), nó có thể gây ra các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, các bệnh về dạ dày, đường ruột... làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Mặc dù cơ thể chúng ta có cơ chế tự tiết ra Enzym để cân bằng Axit dư thừa, nhưng nếu lượng Axit vượt quá giới hạn, cơ thể sẽ sử dụng chất khoáng kiềm dự trữ để trung hòa Axit. Nếu tình trạng này kéo dài, các chất khoáng kiềm dự trữ sẽ bị thiếu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng, tóc, đặc biệt là xương...

Do đó, kiềm hóa cơ thể là điều quan trọng cần làm để tăng cường môi trường kiềm giúp tế bào khỏe mạnh phát triển và hạn chế sự sinh sôi của các tế bào bệnh tật.

thuc-pham-co-tinh-kiem-2.jpg Hình 2: Kiềm hóa cơ thể là điều quan trọng cần làm để tăng cường sức khỏe

Sự quan trọng của việc kiềm hóa cơ thể

Tiến sĩ Gerald Bresnahan, một bác sĩ chuyên khoa tim mạch nổi tiếng, người từng tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho Tổng thống Mỹ Barack Obama và các tổng thống Mỹ trước đây, đã nhận thấy:

"Trong những thập kỷ qua, chúng ta đã nhận ra sự quan trọng của việc có một chế độ ăn uống giàu kiềm, nhưng chúng ta không thể thực hiện một chế độ ăn uống kiềm hóa hoàn hảo. Điều này bởi vì chúng ta không thể ăn đủ thực phẩm có tính kiềm."

Theo khảo sát, khoảng 80% thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày có tính Axit, như thịt đỏ, đồ chiên, đồ nướng, nước ngọt, rượu, bia, đồ uống có cồn... Tình trạng này dễ gây ra sự dư thừa Axit trong cơ thể, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như bệnh dạ dày, trào ngược Axit, bệnh gout, loãng xương, và thậm chí là ung thư.

Trong khi đó, các thực phẩm giàu kiềm như rau xanh, trái cây... chỉ chiếm một phần nhỏ trong chế độ ăn hàng ngày. Do đó, thay đổi thói quen ăn uống bằng cách giới hạn tối đa thực phẩm có tính Axit và tăng cường bổ sung các thực phẩm có tính kiềm sẽ giúp cơ thể duy trì tính kiềm tự nhiên và trở nên khỏe mạnh hơn.

thuc-pham-co-tinh-kiem-3.jpg Hình 3: Thay đổi thói quen ăn uống giúp cơ thể duy trì tính kiềm tự nhiên và trở nên khỏe mạnh hơn

Lợi ích từ thực phẩm có tính kiềm

Để đảm bảo sức khỏe mạnh mẽ, cơ thể cần duy trì một mức độ pH ổn định trong khoảng ~ 7.34 - 7.4 (hướng về tính kiềm nhẹ). Do đó, việc bổ sung các thực phẩm có tính kiềm hàng ngày là điều quan trọng và thực sự cần thiết.

Bên cạnh vai trò duy trì độ pH ổn định trong cơ thể, những loại thực phẩm giàu kiềm còn giúp cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường hoạt động Enzym tốt hơn để ngăn ngừa nhiều loại bệnh phát sinh do dư thừa Axit. Ngoài ra, chúng cũng đem lại một số lợi ích khác như sau:

Cân đối vóc dáng: Chế độ ăn giàu kiềm giới hạn chất béo và lượng calo tiêu thụ, là một lựa chọn phù hợp cho những người muốn giảm cân và giữ vóc dáng thon gọn.

Hỗ trợ chức năng thận: Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy chế độ ăn uống không cân đối, nhiều thực phẩm có tính Axit như thịt đỏ, cá, đường, sữa, nước ngọt, cà phê, rượu, đồ nướng, đồ chiên... có thể làm tăng mức độ Axit trong cơ thể và gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động thận. Thực phẩm có tính kiềm sẽ giúp giảm tải đối với thận và hỗ trợ điều trị giảm triệu chứng cho những người mắc bệnh thận.

Ngăn ngừa ung thư: Thực phẩm giàu kiềm không có khả năng chữa trị ung thư, nhưng nghiên cứu năm 2010 của các nhà khoa học cho thấy việc giảm thịt và tăng cường rau xanh và trái cây trong khẩu phần hàng ngày giúp giảm lượng Axit thừa, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Phòng ngừa bệnh tim: Thịt đỏ và đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, chế độ ăn uống giàu thực phẩm có tính kiềm giúp giới hạn điều này và duy trì sức khỏe tim mạch.

Làm chậm quá trình lão hóa: Theo Tiến sĩ Sang Whang, tác giả của cuốn sách "Chống lại sự lão hóa", "Sự tích tụ Axit làm cho cơ thể lão hóa, giảm sự tích tụ Axit giúp làm trẻ hóa cơ thể." Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm có tính kiềm không chỉ có lợi cho sức khỏe, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh, mà còn giúp làm chậm quá trình lão hóa.

thuc-pham-co-tinh-kiem-4.jpg Hình 4: Thực phẩm có tính kiềm mang tới những lợi ích như cân đối vóc dáng, ngăn ngừa ung thư, phòng ngừa bệnh tim, làm chậm quá trình lão hóa…

Các loại thực phẩm có tính kiềm tốt cho sức khỏe

Có thể nói rằng, thực phẩm có tính kiềm là giải pháp duy trì độ pH tự nhiên và dễ dàng thực hiện nhất. Dưới đây sẽ là một số gợi ý về các loại thực phẩm có tính kiềm tốt cho sức khỏe. Cùng tham khảo nhé!

Rau củ (đặc biệt là rau có lá màu xanh)

Rau củ luôn được các chuyên gia y tế và những người ưa chuộng lối sống xanh sạch khuyến khích bổ sung nhiều trong chế độ ăn. Bởi chúng không chỉ cung cấp các chất khoáng cần thiết cho cơ thể, mà còn là loại thực phẩm có tính kiềm.

Chất kiềm này có tác dụng tích cực đối với sức khỏe, giúp điều hòa Axit dư và duy trì cân bằng môi trường kiềm - Axit trong cơ thể một cách hiệu quả.

Hạt (hạt điều, hạt dẻ, hạnh nhân…)

Hãy bổ sung hạt điều, hạt dẻ và hạnh nhân trong thực đơn bữa ăn hàng ngày của bạn. Bên cạnh việc cung cấp chất béo tốt cho cơ thể, các loại hạt này cũng giàu tính kiềm tốt cho cơ thể.

Đặc biệt, hạnh nhân là một trong những thực phẩm có tính kiềm mạnh, giúp kiềm hóa đường tiêu hóa, làm giảm sự tích tụ Axit dư và duy trì độ pH cơ thể ở trạng thái cân bằng. Thường xuyên ăn hạnh nhân cũng có tác động tích cực đến hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và phòng chống bệnh tật.

Đậu nành

Đậu nành được coi là thực phẩm có tính kiềm cao. Các thực phẩm làm từ đậu nành là nguồn dinh dưỡng giàu tính kiềm. Đây là loại thực phẩm tuyệt vời để hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ mắc các bệnh do dư thừa Axit gây ra.

Các món ăn chế biến từ đậu nành đều giàu tính kiềm và hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh do dư thừa Axit trong cơ thể. Đặc biệt, dầu đậu nành có tính kiềm cực kỳ cao gấp đến 20 lần tính kiềm của sữa và tốt cho làn da. Vì vậy, các chuyên gia y tế thường khuyên người dùng sử dụng dầu đậu nành trong nấu ăn thay cho mỡ động vật.

thuc-pham-co-tinh-kiem-5.jpg Hình 5: Có thể sử dụng rau củ, đậu nành và một số loại hạt trong bữa ăn hàng ngày để kiềm hóa cơ thể

Trái cây và nước ép từ trái cây

Tương tự như rau xanh, các loại trái cây, đặc biệt là loại trái cây chứa nhiều nước, là thực phẩm có tính kiềm. Các chuyên gia dinh dưỡng xem trái cây là loại thực phẩm có tính kiềm tốt nhất, đồng thời có thể hỗ trợ điều trị các loại bệnh tự nhiên một cách an toàn và hiệu quả.

Trái cây có múi

Đa số mọi người thường cho rằng những loại trái cây như cam, quýt, chanh có vị chua nên có tính Axit cao và làm Axit hóa cơ thể. Tuy nhiên, thực chất chanh là thực phẩm có tính kiềm. Trong quá trình tiêu hóa, chanh tạo ra phản ứng kiềm.

Ngoài việc cung cấp Vitamin C giúp giải độc cơ thể, chống Oxy hóa, nước chanh pha thêm chút muối và mật ong được sử dụng rất nhiều để hỗ trợ giảm triệu chứng và ngăn ngừa các vấn đề liên quan tới tim mạch và bệnh tật.

Chuối chín

Hầu hết mọi người thường chọn chuối khi chín đến mức vừa ăn, nhưng chuối vừa chín tới có thể gây táo bón, tạo ra Axit và hấp thụ chất dinh dưỡng kém. Chuối chín cung cấp một loạt các Vitamin, khoáng chất và là loại thực phẩm có tính kiềm tốt cho cơ thể.

Dưa hấu

Dưa hấu có độ pH lên tới 9.0, giàu Vitamin và khoáng chất. Chất xơ và hàm lượng nước trong dưa hấu làm cho loại quả này trở thành một thực phẩm tuyệt vời giúp loại bỏ độc tố, bổ sung tính kiềm và cân bằng độ pH trong cơ thể.

Đu đủ

Quả đu đủ là một loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa, vì nó chứa nhiều chất kiềm, chất xơ, nước, Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Bổ sung đu đủ vào chế độ ăn hợp lý sẽ giúp hỗ trợ trong việc điều trị bệnh dạ dày, giảm các triệu chứng đau và hạn chế sự trào ngược Axit trong dạ dày.

thuc-pham-co-tinh-kiem-6.jpg Hình 6: Có rất nhiều loại trái cây mang tới tính kiềm cho cơ thể và bổ sung những Vitamin, khoáng chất cần thiết

Rong biển

Rong biển và các loại rau biển khác là nguồn thực phẩm có tính kiềm cao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng có hàm lượng khoáng chất gấp 10-12 lần so với các loại rau trồng trên đất liền. Do đó, việc bổ sung rong biển vào chế độ ăn hàng ngày là rất quan trọng và cần thiết.

Tỏi

Chúng ta thường thấy tỏi được sử dụng chung với các món thịt, đặc biệt là thịt bò. Ngoài việc tạo hương vị hấp dẫn cho món ăn, tỏi còn có một tác dụng đặc biệt.

Tỏi là loại thực phẩm có tính kiềm, khi kết hợp với thịt đỏ, cá, phô mai và trứng... sẽ giúp trung hòa tính Axit vốn có trong các loại thực phẩm này. Tỏi cũng thường được kết hợp với rau xanh, tạo thành một sự kết hợp tuyệt vời, mang lại nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng và giàu tính kiềm tốt cho cơ thể.

Củ cải đường

Củ cải đường là một nguồn dinh dưỡng phong phú và được xem là thực phẩm có tính kiềm mạnh. Nó chứa nhiều Vitamin C và khoáng chất quan trọng như Kali, giúp duy trì tinh thần sảng khoái, giảm sản sinh Axit do căng thẳng và stress.

Bên cạnh đó, củ cải đường còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ củ cải đường cũng có khả năng giảm sự hình thành khối u trong các mô khác nhau.

thuc-pham-co-tinh-kiem-7.jpg Hình 7: Rong biển, tỏi hay củ cải đường đều là những loại thực phẩm có tính kiềm tốt cho sức khỏe người sử dụng

Nước ion kiềm giàu Hydrogen

Ngoài việc bổ sung thực phẩm giàu tính kiềm vào chế độ ăn hàng ngày để duy trì cơ thể khỏe mạnh, việc uống nước ion kiềm giàu Hydro cũng là một phương pháp tuyệt vời để cân bằng độ pH trong cơ thể.

Nước ion kiềm được sản xuất từ máy lọc nước RO ion kiềm và có 4 đặc tính quý giá, bao gồm tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ gốc tự do, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh, cung cấp vi khoáng tự nhiên cho cơ thể, cung cấp nước nhanh chóng, thanh lọc và làm sạch tế bào...

  • Nước ion kiềm tự nhiên giàu tính kiềm như rau xanh
  • Chất chống Oxy hóa mạnh
  • Cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ
  • Nguồn vi khoáng tự nhiên quan trọng

Đặc biệt, nước ion kiềm có tính kiềm tự nhiên giống như rau xanh với độ pH từ 8.0 - 9.5, giúp kiềm hóa cơ thể, trung hòa Axit thừa một cách hiệu quả và đưa cơ thể về trạng thái cân bằng.

thuc-pham-co-tinh-kiem-9.jpg Hình 8: Việc uống nước ion kiềm giàu Hydro là một phương pháp tuyệt vời để cân bằng độ pH trong cơ thể

Hy vọng rằng sau khi tham khảo bài viết, bạn đọc đã có thể biết được đâu là những loại thực phẩm có tính kiềm tốt cho sức khỏe. Hãy chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình bằng chế độ ăn uống khoa học nhé!


Bài viết khác:


1 Bình luận trong Những loại thực phẩm có tính kiềm nên được sử dụng hàng ngày

  • Trương Ngọc Khương
    Trương Ngọc Khương Phản hồi

    Người mới cắt túi mật có nên ăn củ cải đường không?

    5 months ago

Bình luận bài viết