Nước cứng là gì? Đâu là cách làm mềm nước cứng hiệu quả nhất?

Nước cứng là gì? Đã là nước sao lại cứng? Đó là những câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi nghe về thuật ngữ "nước cứng". Trong bài viết ngày hôm nay, Famy sẽ cùng các bạn làm rõ về khái niệm nước cứng cũng như tìm hiểu các cách làm mềm nước cứng hiệu quả nhất hiện nay.

Nước cứng là gì?

Nước cứng là gì? - Về lý thuyết nước cứng là nước có chứa nhiều các ion khoáng, vượt quá mức tiêu chuẩn. Những loại ion phổ biến nhất được tìm thấy trong nước cứng là các cation kim loại Canxi (Ca2+) và Magie (Mg2+). Bên cạnh đó, sắt, nhôm hay Mangan cũng có thể được tìm thấy trong nguồn nước cứng ở một số khu vực nhất định.

nuoc-cung-la-gi-1.jpg Hình 1: Nước cứng là gì? - Về lý thuyết nước cứng là nước có chứa nhiều các ion khoáng, vượt quá mức tiêu chuẩn

Quá trình hình thành nước cứng

Như đã đề cập đến trong khái niệm nước cứng, những ion thường gặp đối với tình trạng nước này là cation Ca2+ và Mg2+. Chúng được hình thành khi nguồn nước thẩm thấu qua các lớp đá khoáng trong tầng ngập nước. Và loại đá khoáng chứa ion Canxi và Magie phổ biến nhất là Dolomit {có công thức hóa học là CaMg(CO3)2)}.

nuoc-cung-la-gi-2.jpg Hình 2: Ion Ca2+ và Mg2+ được hình thành khi nguồn nước thẩm thấu qua các lớp đá khoáng trong tầng ngập nước

Nhận biết nước cứng như thế nào?

Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp để nhận biết nước cứng. Cụ thể, các bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu dưới đây để xem xét nguồn nước mình đang dùng có phải là nước cứng không nhé:

  • Trên bề mặt vòi nước, vòi hoa sen xuất hiện các vết rỉ sét hoặc tích tụ vảy ố. Đồng thời, đường ống và vòi dẫn nước thường xuyên bị tắc.
  • Sau một thời gian sử dụng, các thiết bị dùng để đun nấu nước bằng kim loại như nồi, xoong, chảo... và đặc biệt là ấm đun nước sẽ xuất hiện những lớp cặn hay mảng bám màu trắng đọng lại dưới đáy.
  • Xà phòng, bột giặt hay các chất tẩy rửa khác khó hòa tan vào trong nước, ít ra bọt. Từ đó, dẫn đến tình trạng quần áo và những vật dụng bằng vải sau khi giặt vẫn còn dính cặn bột giặt, thậm chí mang lại cảm giác thô ráp và bị xỉn màu.
  • Tóc xơ, da khô và dễ mẩn ngứa nếu sử dụng nước cứng trong một thời gian dài.
  • Nếu dùng nước cứng để pha cà phê hay trà thì sẽ thấy xuất hiện lớp váng mỏng trên bề mặt.
  • Khi sử dụng nước cứng để làm đá, màu đá sẽ đục và nhanh tan hơn.

Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên trong quá trình sử dụng nước sinh hoạt, thì nhiều khả năng nguồn nước của gia đình bạn đang có độ cứng cao. Và để xác định một cách chính xác hơn, bạn có thể mang mẫu nước đến các cơ sở uy tín để kiểm tra.

nuoc-cung-la-gi-3.jpg Hình 3: Nước cứng đang là một vấn đề phổ biến đối với nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia đình hiện nay và có thể nhận biết thông qua các biểu hiện trực quan

Phân loại nước cứng

Ở thời điểm hiện tại, các chuyên gia thường phân loại nước cứng thành 3 dòng chính là nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu và nước cứng toàn phần. Các loại nước cứng sẽ sở hữu cấu tạo thành phần riêng biệt.

  • Nước cứng tạm thời: Là loại nước có thành phần chứa các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Gọi là nước cứng tạm thời bởi nó rất dễ để chuyển hóa sang dạng nước mềm.
  • Nước cứng vĩnh cửu: Là loại nước có thành phần chứa các muối MgSO4, CaSO4, MgCl2 và CaCl2. Những hợp chất muối này chính là nguyên nhân gây ra tính cứng cho nguồn nước sinh hoạt.
  • Nước cứng toàn phần: Là loại nước bao gồm cả tính cứng tạm thời lẫn tính cứng vĩnh cửu, tức trong thành phần có chứa cả muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 và muối MgCl2, CaCl2, MgSO4, CaSO4.

nuoc-cung-la-gi-4.jpg Hình 4: Các loại nước cứng được biết đến nhiều nhất là nước cứng tạm thời, vĩnh cửu và toàn phần

Tác hại của nước cứng

Sau khi đã nắm rõ về khái niệm và các loại nước cứng phổ biến hiện nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đến những tác động của tình trạng này đến với mọi mặt của cuộc sống.

Tác hại của nước cứng đối với sức khỏe con người

Nếu sử dụng nước cứng trong một thời gian dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng sỏi thận, sỏi tiết niệu hoặc gây tắc thành trong của động mạch và tĩnh mạch. Có thể thấy, đây đều là các căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với con người.

Ngoài ra, nước cứng cũng sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tóc và da của người sử dụng. Nước cứng làm cho tóc khô, xơ và mất đi độ mềm mại, đồng thời khiến da dễ bị kích ứng, mẩn nữa.

Tác hại của nước cứng đối với đời sống sinh hoạt

Các thiết bị gia dụng tiếp xúc hàng ngày với nguồn nước cứng như ấm đun, vòi sen, vòi rửa tay... sẽ nhanh chóng xuất hiện những mảng bám trắng, gây ra tình trạng han gỉ hay tắc nghẽn đường ống. Điều này khiến vật dụng trong gia đình hay bị hỏng hóc, làm tăng chi phí sinh hoạt.

Bên cạnh đó, nước cứng còn làm mất đi vị ngon và suy giảm chất dinh dưỡng của thực phẩm sau khi được chế biến. Ngoài ra, khi pha sữa, pha trà hay pha cà phê với nước cứng, bạn sẽ nhận thấy thức uống của mình ít ngon, ít thơm hơn.

Tác hại của nước cứng đối với sản xuất công nghiệp

Nước cứng gây cho các thiết bị công nghiệp tình trạng bám cặn trên bề mặt, làm giảm hệ số lưu thông trong đường ống. Dần dần, tình trạng này có thể gây ra hỏng hóc nặng nề đối với toàn bộ hệ thống, thậm chí tạo áp lực lớn khiến cháy nổ một vài bộ phận quan trọng.

nuoc-cung-la-gi-5.jpg Hình 5: Các tác hại của nước cứng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đời sống sinh hoạt và sản xuất công nghiệp


Gợi ý:


Những cách làm mềm nước cứng hiệu quả nhất hiện nay

Có thể thấy, nước cứng gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Vậy đây là phương pháp làm mềm nước cứng hiệu quả nhất hiện nay? Cùng tìm hiểu các nguyên tắc làm mềm nước cứng trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

Làm mềm nước cứng bằng đun sôi nước

Một trong những phương pháp làm mềm nước cứng phổ biến nhất hiện nay chính là đun sôi nước. Khi nước ở nhiệt độ sôi, các khoáng chất hòa tan sẽ bị phân hủy, đặc biệt là Canxi (Ca2+).

Nhược điểm của phương pháp này là các thành phần cứng sẽ bám lên thành thiết bị đun nước và tạo ra một lớp cặn trắng. Dần dần, lớp cặn này sẽ làm giảm hiệu suất đun nấu và gây ra tình trạng hỏng hóc đối với thiết bị gia dụng.

Làm mềm nước cứng bằng trao đổi ion

Phương pháp trao đổi ion làm mềm nước cứng thường được sử dụng chủ yếu cho các nguồn nước sinh hoạt. Với các hạt nhựa trao đổi ion, những ion kim loại Canxi và Magie sẽ bị loại bỏ ra khỏi nguồn nước và thay thế chúng là ion Natri hoặc Kali.

Loại hạt nhựa trao đổi ion này thường được gọi là hạt Cation. Hiện nay, hạt Cation được ứng dụng phổ biến trong các hệ thống lọc nước đầu nguồn với mục đích mang lại cho người dùng nguồn nước sinh hoạt sạch và an toàn.

nuoc-cung-la-gi-6.jpg Hình 6: Phương pháp trao đổi ion làm mềm nước cứng thường được sử dụng chủ yếu cho các nguồn nước sinh hoạt

Làm mềm nước cứng bằng hóa chất

Các hóa chất dùng làm mềm nước cứng được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp. Với phương pháp này, bạn sẽ cho các hóa chất dùng làm mềm nước cứng như NaOH và Na2CO3 vào nguồn nước để biến Magie và Canxi thành các hợp chất tan được trong nước.

Ngoài ra, bạn có thể dùng Acid Citric tạo thành hiệu ứng Chelate kim loại trong hợp chất tẩy rửa giúp làm mềm nước cứng và cải thiện khả năng tạo bọt. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng với các hộ gia đình mà chỉ được sử dụng trong một số ngành công nghiệp sử dụng nhiệt và hơi nước liên tục.

Làm mềm nước cứng bằng bằng vôi

Phương pháp này sẽ đưa hợp chất Canxi Hidroxit (hay vôi tôi) vào nguồn nước để tăng độ pH trong nước. Lúc này, các khoáng chất Ca2+ và Mg2+ sẽ kết tủa và tạo thành Ca(OH)2 và Mg(OH)2. Sau khi loại bỏ chất kết tủa, một số loại Axit sẽ được thêm vào để điều chỉnh độ pH về mức bình thường.

Làm mềm nước cứng bằng công nghệ thẩm thấu ngược - RO

Thẩm thấu ngược là một quá trình buộc nước phải đi qua hàng loạt các quả lọc dưới áp lực nhằm lọc tất cả các tạp chất ra khỏi nước. Sản phẩm thu được gần như là nước tinh khiết (còn gọi là nước cất), với tất cả các hóa chất, chất rắn hòa tan, ion Ca2+, Mg2+ đều bị loại bỏ.

Hiện nay có rất nhiều các giải pháp lọc nước với các công suất khác nhau, máy lọc nước gia đình có thể lọc 15 lít/giờ ra nước tinh khiết có thể ăn uống trực tiếp theo tiêu chuẩn QCVN6-1:2010/BYT của Bộ y tế.

Với các gia đình nhiều người, biệt thự hoặc khách sạn có thể sử dụng máy lọc nước RO công suất lớn như 250 lít/giờ, 500 lít/giờ cung cấp nước tinh khiết cho toàn bộ hệ thống trong gia đình, nước đạt chuẩn mở vòi uống trực tiếp tại bất kỳ đâu.

nuoc-cung-la-gi-7.jpg Hình 7: Sản phẩm thu được sau quá trình thẩm thấu ngược gần như là nước tinh khiết với việc tất cả các hóa chất, chất rắn hòa tan, ion Ca2+, Mg2+ đều bị loại bỏ

Với những thông tin được cung cấp trong bài viết, Famy hy vọng bạn đọc đã có thể hiểu rõ về khái niệm nước cứng, đồng thời nắm được các nguyên tắc và phương pháp làm mềm nước cứng hiệu quả. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy cho chúng tôi biết bằng cách để lại phản hồi phía dưới bài viết. Famy luôn sẵn lòng giải đáp!

0 Bình luận trong Nước cứng là gì? Đâu là cách làm mềm nước cứng hiệu quả nhất?

Bình luận bài viết