Cách phát hiện nước mặn và phương pháp xử lý

Tình trạng nước nhiễm mặn đã có từ lâu đặc biệt tại các vùng thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhưng trong năm 2020 nó đã nổi trội lên trở thành một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hoạt động canh tác của người dân tại đây.

1. Cách nhận biết nước nhiễm mặn.

Nước mặn được xác định theo nồng độ hào tan của muối vào nước tính theo đơn vị ppt. Các loại nước được xác định như sau:

Nước ngọt có độ măn <1.

Nước lợ có độ mặn từ 1-10

Nước mặn có độ mặn >10>30

Nước muối có độ mặn >50.

Ở độ mặn này nước hoàn toàn không thể sử dụng được trong sinh hoạt hay ăn uống vì nó sẽ gây ra những bệnh lý nghiêm trọng cho cơ thể. Vì vậy chúng ta có thể xác định rằng nước nhiễm mặn là nước có nồng độ muối hòa tan bên dưới trong khoảng >1. Với mức độ này, nước cần được xử lý để giảm độ mặn về mức cho phép mới có thể sử dụng được.

Có 3 cách kiểm tra nước nhiễm mặn rất đơn giản như sau:

**Thử vị nước bằng miệng

Khi nếm thử, nếu nước có độ mặn từ 0,5 -1: Đây vẫn là ngưỡng của nước ngọt, nhưng khi nếm kỹ vẫn sẽ thấy hơi tê tê đầu lưỡi. Nhưng với nguồn nước như thế này, nó vẫn có thể sử dụng được trong tưới tiêu hoặc sinh hoạt hàng ngày được.

Nếu nước có độ mặn >1: Khi nếm sẽ có vị hơi mặn, vị mặn càng rõ thì nghĩa là độ nhiễm mặn của nước càng cao.

**Theo dõi sự đo lường độ mặn của nước trên thông báo của Trung tâm thủy lợi tại từng địa phương.

Tại những nơi nước có tình trạng nước nhiễm mặn, các trung tâm Thủy lợi sẽ đưa ra những thông tinm chỉ số về độ mặn của nước trên các bảng tin. Mọi người có thể cạp nhật tình trạng nước trực tiếp tại đó.

**Đo độ mặn bằng bút thử độ mặn

Thiết bị đo độ mặn của nước là một thiết bị nhỏ gọn như nhiệt kế, cho kết quả chính xác về tình trạng nhiễm mặn của nước. Mọi người có thể mua sẵn để trong nhà để thường xuyên theo dõi được độ nhiễm mặn của nước gia đình mình. Thiết bị này được bán rất nhiều đến từ nhiều hãng khác nhau và có giá thành khá rẻ, nên nếu đang sống trong vùng nước nhiễm mặn, hãy trang bị cho gia đình mình thiết bị tiện lợi này.

bút thử độ mặn của nước.jpg

2. Nguyễn nhân nước nhiễm mặn.

Sự biến đổi khí hậu mỗi năm một tăng cao khiến cho nước biển ngày càng dâng cao và xâm lấn vào đất liền dẫn đến sạt lở, sụt lún, và nghiêm trọng hơn nó khiến cho tình trạng xâm ngập mặn bắt đầu xảy ra và ngày càng nghiêm trọng.

Mặt trái của việc xây dựng các nhà máy thủy điện là nó khiến cho nước đầu nguồn bị khai thác nhiều dẫn đến thiếu hụt nước hạ lưu, kết hợp với hiện tượng nước biển dâng cao khiến cho nguồn nước mặn sẽ dần xâm nhập vào những vùng thấp, khi thủy triều lên nó sẽ cuốn tất cả số nước nhiễm mặn này đổ ngược trở lại các sông hồ và khiến cho ở một vài nơi ngày càng xảy ra tình trạng nước nhiễm mặn nghiêm trọng.

đập thủy điện.jpg

Và còn có những yếu tố khách quan khác như tốc độ xây dựng hạ tầng tại các vùng, lượng mưa, khí hậu mỗi vùng… cũng là những yếu tố có tác động đáng kể đến tốc độ bổ sung nước ngầm trong lòng đất, gây ảnh hưởng đến việc xâm nhập mặn hơn.

3. Tác hại của nước nhiễm mặn:

-Nước nhiễm mặn chứa một lượng muối nhất định trong nước chính vì vậy nó sẽ gây lên ăn mòn, rỉ sét các vật dụng, ngay cả những máy lọc nước thông thường.

-Trong những nghành công nghiệp sản xuất sử dụng nồi hơi nước, khi nước bị nhiễm mặn sẽ làm nổ hoặc phá hủy lò.

-Nước nhiễm mặn sẽ khiến cho đất đai cằn cỗi, xâm hại mùa màng, không thể trồng trọt được.

-Sử dụng nước nhiễm mặn lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người gây ra những bệnh lý khác nhau rất nguy hiêm.

4. Cách xử lý nước nhiễm mặn.

Có nhiều cách đang được áp dụng hiện nay để xử lý nguồn nước bị nhiễm mặn, nhưng có3 cách xử lý nước nhiễm mặn phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay:

**Xử lý nước mặn qua lọc nước bằng màng R.O:

R.O hay còn gọi là công nghệ lọc nước thẩm thấu ngược, sử dụng nguyên lý áp lực nước, đưa nước đi qua màng lọc với tốc độ và áp lực, những tấm màng lọc sẽ được thiết kế với những khe hở có kích thước chỉ 0.0001um, kích thước này đảm bảo chỉ có nước đi qua và giữ lại toàn bộ cặn bẩn, hóa chất, kim loại…Hiệu quả của phương pháp này lên tới 99%.

cách xử lý nước nhiễm mặn.jpg

**Xử lý nước nhiễm mặn thông qua việc chưng cất nhiệt:

Phương pháp này gần như là một phương pháp rất nguyên thủy và dễ thực hiện. Nó dựa trên hiện tượng nước bốc hơi và ngưng tụ, người ta sẽ đun sôi nước lên và khi nước ngưng tụ lại, nó sẽ loại bỏ hoàn toàn lượng muối và chỉ giữ lại nguồn nước tinh khiết có thể sử dụng được, phương pháp này đơn giản, ít tốn chi phí tuy nhiên nó mất rất nhiều thời gian đặc biệt nếu bạn muốn xử lý nước nhiễm mặn để tưới cây, hoặc khi nhu cầu nước trong sinh hoạt của gia đình bạn lớn thì phương pháp này cho thấy sự hạn chế rất lớn của nó.

chưng cất nhiệt.png

**Xử lý nước nhiễm mặn bằng cách trao đổi ion:

Phương pháp này cũng đã xuất hiện từ lâu, nó sử dụng các cột lọc có chứa các ion hoạt tính để loại bỏ các ion muối có trong nước nhiễm mặn. Chất lượng nước đầu ra của phương pháp này cực kỳ tốt nhưng yếu điểm của nó là chi phí rất đắt đỏ và khó vận hành.

trao đổi ion.jpg

Vậy phương pháp sử dụng màng lọc R.O vẫn là phương pháp ưu việt nhất khi nó khắc phục được tất cả những bất cập mà những phương pháp khác đem lại khi nó tiết kiệm được chi phí, thời gian lọc nhanh, chất lượng nước đảm bảo và rất dễ sử dụng.

Tuy nhiên không phải màng lọc R.O nào cũng có thể sử dụng được, vì đặc thù nước có muối nên những màng lọc này phải được thiết kế đặc biệt nhằm chịu được sự ăn mòn của muối. Chính vì vậy người sử dụng cần sử dụng những hệ thống lọc được thiết kế chuyên dụng cho nguồn nước nhiễm mặn.

0 Bình luận trong Cách phát hiện nước mặn và phương pháp xử lý

Bình luận bài viết