Sử dụng nước giếng khoan có an toàn? Cách khắc phục

Nước giếng khoan là một loại nước đang được sử dụng trong sinh hoạt tại Việt Nam rất phổ biến. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi nước giếng khoan là nước gì? Và liệu sử dụng nước giếng khoan có thực sự an toàn?

nuoc-gieng-khoan.jpg

1: Đặc điểm và thực trạng nguồn nước giếng khoan hiện nay.

Nước giếng khoan là nguồn nước ngầm có độ sâu từ vài chục đến vài trăm mét. Nhờ sự khai thác của con người mà nước giếng khoan được đưa vào sử dụng.

Hiện nay do sự phát triển của các ngành công nghiệp dẫn đến lượng rác thải xả ra môi trường ngày càng lớn gây nên các tình trạng như ô nhiễm đất, không khí và nước. Các chất độc hại ngấm xuống mạch nước ngầm, khi chúng ta sử dụng nguồn nước này sẽ gây nên các vấn đề cho sức khỏe.

nuoc-gieng-khoan.jpg

Đặc điểm của nước giếng khoan sẽ tùy vào vị trí và địa tầng của từng khu vực sẽ có những đặc điểm khác nhau.

  • Khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Nam bộ nước ngầm nước giếng khoan thường nhiễm phèn. Nước bơm lên thường sẽ trong nhưng có mùi tanh. Khi để lâu thường sẽ có váng mỡ và bể chứa thường có nhớt màu đen bám trên thành bể chứa. Có một số nơi còn có tình trạng nhiễm asen, amoni,... Nguồn nước này dù cho đã qua lọc thô cũng vẫn sẽ có màu xanh nhơ.

  • Khu vực vùng núi đá vôi thì nước khi bơm lên sẽ trong nhưng khi đun sẽ gây ra tình trạng có cặn vôi, dễ gây ra tình trạng tắc đường ống, tắc các thiết bị điện như nóng lạnh,...

  • Khu vực ven biển thì đặc điểm của nguồn nước ở đây là nước nhiễm mặn.

2: Nguyễn nhân nước giếng khoan ô nhiễm.

2.1: Ô nhiễm môi trường

Nguồn nước giếng khoan chính là các nguồn nước mặt thấm xuống. Việc ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước đã khiến cho các chất độc, chất có hại xâm nhập vào các nguồn nước ngầm. Các hóa chất từ nhà máy, khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt của các khu dân cư, bệnh viện không qua xử lý mà xả thẳng ra môi trường. Các chất này ngấm trực tiếp vào đất gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm.

o-nhiem-nguon-nuoc.jpg

2.2:Tình trạng khai thác nguồn nước ngầm ồ ạt

Từ xưa đến nay nước giếng khoan đã được rất nhiều các hộ dân sử dụng. Tuy nhiên việc quá nhiều nhà khoan giếng dẫn đến nguồn nước ngày càng sụt giảm và đục.

Ví dụ điển hình tại khu vực Xà Bang, Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu cách đây tầm 5 năm thì nguồn nước giếng khoan trong sạch. Tuy nhiên sau đó do tình trạng sử dụng quá mức dẫn đến tình trạng hạn hán. Khi có quá nhiều giếng khoan thì nguồn nước bơm lên cũng khá đục phải sử dụng những hệ thống lọc thì mới có thể sử dụng.

2.3: Tình trạng xâm nhập mặn

Tại các khu vực Tây Nam Bộ, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng khá lớn bởi tình trạng xâm nhập mặn. Nước giếng khoan khoan tới vài trăm mét vẫn bị mặn. Có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và tưới tiêu của người dân. Muốn sử dụng được nước thì phải có hệ thống lọc mặn.

2.4: Nước giếng khoan bị ảnh hưởng bởi thổ nhưỡng khu vực

Nước giếng khoan là nước ngầm, nên khi chảy qua những địa tầng đất đá khu vực mình thì có xu hướng ngậm những tạp chất thường có trong đó. Tùy vào vị trí địa lý và các lớp trầm tích của từng vùng, nước sẽ có các chất cũng như kim loại khác nhau.

tho-nhuong-anh-huong-den-nuoc.jpg

Tùy vào thổ nhưỡng của vùng nước sẽ có sự khác nhau

3: Các chất có trong nước giếng khoan và tác hại khi sử dụng

3.1: Nước giếng khoan nhiễm sắt(phèn)

Biểu hiện của nước nhiễm phèn đó là: Nước có màu vàng, nâu đỏ, mùi tanh. Nếu sử dụng trong sinh hoạt sẽ khiến da bị khô, giặt quần áo thì sẽ bị ố vàng nhanh chóng. Nếu các ống nước sử dụng bằng inox thì dễ bị hoen gỉ. Nó sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu con người dùng để ăn uống, chế biến thức ăn. Các thực phẩm khi tiêu thụ sẽ bị biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị. Điều này ảnh ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc tiêu thụ thức ăn.

nuoc-nhiem-phen.jpg

Nước giếng khoan nhiễm phèn

3.2: Nước nhiễm Mangan

Hiện nay các khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và đặc biệt là Hà Nội là những vùng có tỷ lệ nhiễm chì và mangan cao nhất.

Dấu hiệu nhận biết nguồn nước nhiễm mangan là nước có mùi tanh, bên trong bể chứa có váng, nhớt màu đen, trên các thiết bị có cặn ố bẩn, giặt quần áo thì sẽ có vết ố màu nâu, đen,...

Theo quy định hàm lượng mangan có trong nước uống hay nước sạch là nhỏ hơn 0.5mg/l. Khi vượt quá hàm lượng này, nước sẽ có bị khó chịu. Và nếu sử dụng sẽ có tác động đến một số cơ quan nội tạng, đặc biệt là hệ thần kinh. Gây ra các độc tố hình thành hội chứng độc mangan(hay còn gọi là Manganism), với các triệu chứng tương tự bệnh Parkinson.

nuoc-nhiem-mangan.jpg

Nước giếng khoan nhiễm mangan

3.3:Nước nhiễm canxi, magie

Khu vực Hà Giang, Tuyên Quang, Long Biên(Hà Nội) là những khu vực có nguồn nước giếng khoan bị nhiễm canxi và magie nặng nhất. Nước khi nhiễm 2 thành phần này(hay còn gọi là nước cứng) thường có màu trong. Tuy nhiên khi đun sôi thì sẽ có cặn ở dưới đáy hay còn gọi là cặn vôi. Các cặn vôi này khi tích tụ lâu sẽ gây hỏng các ống dẫn nước, các thiết bị nóng lạnh, hỏng màng lọc, tắc đường ống. Nguy hiểm hơn, khi con người sử dụng nguồn nước như vậy sẽ gây ra các căn bệnh nghiêm trọng như bệnh sỏi thận, tắc động mạch…

nuoc-nhiem-canxi.jpg

Nước giếng khoan nhiễm canxi, magie

3.4: Nước giếng khoan nhiễm mặn

Hiện nay tại nước ta có khoảng 1 triệu ha đất bị nhiễm mặn, đặc biệt là khu vực Tây Nam Bộ. Khi đất nhiễm mặn thì nước ngầm không thể tránh được việc bị nhiễm mặn. Việc sử dụng nguồn nước nhiễm mặn dẫn tới hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Các thiết bị khi sử dụng nguồn nước này sẽ bị ăn mòn, rỉ sét. Trong các ngành công nghiệp sử dụng nồi hơi nhiễm mặn có thể bị phá hủy, gây nổ lò hơi. Nước nhiễm mặn còn gây hại cho cây cối, đất đai khô cằn. Sử dụng thường xuyên sẽ gây hại đến cho sức khỏe.

cay-coi-chet-do-nhiem-man.jpg

Nước giếng khoan nhiễm mặn khiến cây cối chết khô

4: Phương pháp lọc nước giếng khoan

4.1: Sử dụng phèn chua

Phèn chua được coi là phương pháp xử lý nước sinh hoạt truyền thống để làm sạch nước. Chỉ cần sử dụng một lượng phèn chua vừa đủ cho vào bể chứa hoặc dụng cụ chứa nước khuấy đều. Sau khi tan, phèn chua sẽ tạo thành một lớp màng mỏng trên mặt nước. Sau đó lớp màng này sẽ từ từ chìm xuống và kéo theo những tạp chất có trong nước. Cần cho đủ lượng phèn chua vào nước nếu thấy nước chưa trong thì tiếp tục làm lại 1 lần nữa đến khi nước trong thì dừng lại.

dung-phen-chua-loc-nuoc.jpg

Phèn chua để lọc nước

4.2: Sử dụng hóa chất

Các hóa chất thường được sử dụng trong khử trùng nước chứa clo như cloramin B dạng bột hoặc viên, hypoclorit canxi. Phương pháp này thích hợp để xử lý nước với thể tích nhỏ như trong chum, vại... Sau khi khử trùng thì vẫn phải đun nấu, không nên uống trực tiếp.

4.3: Than hoạt tính

Sử dụng than hoạt tính để lọc nước đã là một loại nguyên vật liệu lọc nước giếng khoan được nhiều người sử dụng. than hoạt tính sẽ loại bỏ được các vặn bẩn, các chất phèn... Tuy nhiên chỉ sử dụng được phương pháp này khi nước bị nhiễm phèn nhẹ.

Đối với nguồn nước bị nhiễm phèn nặng thì phải kết hợp các các vật liệu lọc khác thì nước mới có thể sạch.

dung-than-hoat-tinh-loc-nuoc.jpg

Than hoạt tính dùng để lọc nước

4.4: Sử dụng hệ thống lọc nước gia đình

Với tình trạng ô nhiễm nguồn nước giếng khoan như hiện nay, phương pháo để có thể lọc nước an toàn nhất là sử dụng hệ thống lọc nước mang lại nguồn nước sạch và an toàn cho bạn và gia đình. Phương pháp này có ưu điểm là lọc sạch tức thì, tuyệt đối an toàn và không sử dụng hóa chất. Với hệ thống cột lọc sẽ lắp được tại nhiều vị trí, thời gian sử dụng được lâu dài.

Có rất nhiều những hệ thống lọc khác nhau tùy vào điều kiện nguồn nước, cũng như điều kiện của gia đình. Tại Famy hiện nay có rất nhiều những hệ thống lọc nước giếng khoan khác nhau cho khách hàng lựa chọn.

z3191073038787_f327f94515d60364569e23410fd09f3a.jpg

Bộ lọc tổng gia đình

Qua bài viết này hy vọng các bạn sẽ có những kiến thức trong việc sử dụng nước giếng khoan để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.Có bất kỳ những ý kiến nào muốn giả đáp bạn có thể liên hệ qua hotline: 1900292924 hoặc Website: Famy.vn

0 Bình luận trong Sử dụng nước giếng khoan có an toàn? Cách khắc phục

Bình luận bài viết