Tác hại của việc ăn mặn?

Muối là khoáng chất không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhiên sử dụng lượng muối quá nhiều dẫn đến những hệ lụy xấu cho sức khỏe. Hệ tiêu hóa có những phản ứng rất nhạy trước độ mặn, chính vì vậy ăn mặn có ảnh hưởng cực lớn đến hệ tiêu hóa, đặc biệt với trẻ em và phụ nữ đang mang thai, khi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, độ mặn có tác động xấu khôn lường.

1. Ăn mặn có những tác hại lớn đến sức khỏe

1.1. Ăn mặn gây nguy cơ tăng huyết áp

Muối có thành phần cơ bản là NaCl (Natri clorua), khi muối đi vào cơ thể sẽ làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào. Ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn đến tăng huyết áp. Huyết áp cao là nguyên nhân của rất nhiều các bệnh lý nguy hiểm khác.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mặn

Tác hại đáng sợ của việc ăn mặn

1.2. Ăn mặn là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ

Theo WHO - Tổ chức y tế Thế giới, đột quỵ có tới hơn 60% nguyên nhân là do ăn mặn gây ra tăng huyết áp. Khi huyết áp cao, các thành mạch máu phình ra giống như các vòi bơm nước bị áp lực làm phình ra và có khả năng gây ra vỡ hoặc rò rỉ. Khi các thành mạch máu không thể chịu áp lực cao, thành mạch vị vỡ ra làm máu tràn và đông cứng tại các bộ phận khác hoặc ngay chính trên mạnh máu là máu không thể lưu thông.

Đột quỵ rất nguy hiểm vì nếu không kịp thời cứu chữa có thể gây ra những hậu quả khôn lường, nặng thì có thể gây ra tử vong, nhẹ hơn có thể làm cho bệnh nhân bán thân bất toại. Ăn mặn là nguyên nhân gây ra huyết áp cao và là lý do gián tiếp gây ra đột quỵ.

Ăn mặn gây tăng huyết áp là nguyên nhân của đột quỵ

1.3. Ăn mặn nguyên nhân của các bệnh lý về tim mạch

Ăn mặn quá nhiều gây ra cảm giác khát, bạn sẽ phải uống rất nhiều nước, vượt quá lượng nước tiêu thụ trung bình hàng ngày. Lượng nước vào cơ thể quá nhiều làm tăng khối lượng máu tuần hoàn, làm cho tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể bơm một khối lượng máu lớn. Tình trạng này nếu kéo dài làm cho tâm thất trái to lên bất thường gây ra suy tim.

Ăn mặn gây ra bệnh lý về tim mạch

Ăn mặn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về tim mạch

1.4. Ăn mặn ảnh hưởng đến chức năng gan thận

Thận là cơ quan quan trọng quyết định với sức mạnh sinh lý phái mạnh, ăn mặn cũng là một trong những nguyên nhân có khả năng gây ra sỏi thận, suy thận. Ăn mặn làm chúng ta uống nước liên tục do cảm giác khát, làm cho thận phải làm việc liên tục gây ra suy thận. Thận làm việc ở trạng thái liên tục, có thể gây ra thỏi thận khi chức năng thận suy giảm.

Ăn mặn là nguyên nhân suy thận, sỏi thận

Ăn mặn là nguyên nhân của suy thận, sỏi thận

Nếu giảm lượng muối ăn vào cơ thể, chức năng gan thận sẽ được cải thiện tốt hơn.

1.5. Gây ra bệnh dạ dày

Muối tương tác với vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Loại vi khuẩn này là nguyên nhân của 80 – 90% các trường hợp mắc viêm loét dạ dày, tá tràng. Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy những ai thường xuyên ăn đồ ăn mặn có nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với những người khác. Ngoài ra, lượng natri trong cơ thể cao cũng làm giảm hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.

Bệnh dạ dày

Bệnh dạ dày do ăn mặn

2. Thay đổi thói quen ăn mặn giúp sức khỏe tốt hơn

Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới và Bộ y tế Việt Nam, mỗi người chỉ nên sử dụng tối đa 2g muối một ngày. Theo thống kê gần đây, mỗi người Việt Nam đang sử dụng nhiều hơn gấp 3 lần so với mức khuyến cáo do thói quen ăn mặn và một nguyên nhân khác là do nước bị nhiễm mặn. Thay đổi thói quen ăn mặn giúp sức khỏe tốt hơn, sau đây là một số lựa chọn giúp giảm lượng muối ăn:

Giảm ăn mặn giúp sức khỏe tốt hơn

  • Ưu tiên chọn thực phẩm tươi sống thay vì các món ăn sẵn như thịt muối, xúc xích, giò chả... Các thực phẩm chế biến sẵn thường cho nhiều muối để bảo quản lâu hơn. Thực phẩm đóng gói thường có nhãn ghi các thành phần gia vị như muối rất rõ ràng, bạn nên xem kỹ trước khi sử dụng.
  • Thường xuyên sử dụng cách chế biến luộc món ăn thay vì xào, kho, rim để làm giảm lượng muối có trong món ăn.
  • Khi nấu nướng nên giảm lượng muối. Ngoài ra các gia vị khác như bột ngọt, bột nêm cũng nên giảm do có lượng Natri trong thành phần rất cao, gây hại đến sức khỏe.
  • Chuyển từ ăn mặn sang ăn ít muối hơn cần thực hiện một cách từ từ do chúng ta đã quen với vị mặn sẽ làm thức ăn mất vị ngon.
  • Hạn chế ăn ngoài quán hoặc ăn một số món có vị mặn cao như bún bò huế, các loại bún mắn, bún chả...
  • Hạn chế sử dụng nước mắm, bột canh, xì dầu... là các loại nước chấm có độ mặn cao.

3. Kết luận

Muối không thể thiếu trong cuộc sống nhưng ăn mặn gây ra những hậu quả khôn lường. Chúng ta cần thay đổi thói quen ăn uống mặn để có cuộc sống khỏe mạnh hơn. Ngoài ra chúng ta cũng cần vận động, tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe, giúp các hệ thống tiêu hóa tốt hơn.

0 Bình luận trong Tác hại của việc ăn mặn?

Bình luận bài viết