Cột lọc Composite là gì? Những điều cần biết về cột lọc Composite
Hiện nay, cột lọc Composite đang được sử dụng rất nhiều cho các hệ thống lọc tổng đầu nguồn. Vậy, cột lọc nước bằng nhựa Composite có những ưu điểm nổi bật gì mà lại được ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng Famy tìm hiểu về những thông tin cần biết về cột lọc Composite trong bài viết dưới đây.
Composite là gì?
Composite (hoặc Compozit) là một loại nguyên vật liệu được tổng hợp từ hai hay nhiều loại chất liệu khác nhau. Nhờ vậy, loại vật liệu mới này sẽ sở hữu đặc tính và những công dụng vượt trội hơn hẳn so với các vật liệu thành phần ban đầu. Ở thời điểm hiện tại, vật liệu Composite đang được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như may mặc, nội thất, sản xuất xe, sản xuất máy bay...
Hình 1: Composite (hoặc Compozit) là một loại nguyên vật liệu được tổng hợp từ hai hay nhiều loại chất liệu khác nhau
Cột lọc Composite là gì?
Hiểu một cách đơn giản, cột lọc Composite (hay cột lọc nước Composite) là loại cột lọc nước được làm từ chất liệu Composite với nhiệm vụ chứa các vật liệu lọc bên trong. Để ứng dụng trong lĩnh vực xử lý nước sạch, chất liệu Composite sẽ được tổng hợp từ:
- Phần cốt: Gồm sợi hữu cơ, sợi thủy tinh, sợi kim loại, sợi Bor, sợi Bazan, sợi Carbon,sợi Cacbua Silic, sợi ngắn và các hạt phân tán, cốt vải.
- Phần vật liệu nền: Gồm chất liệu nền polyme nhiệt dẻo, chất liệu nền polyme nhiệt rắn, chất liệu nền Carbon.
Cấu tạo cột lọc nước Composite trên đã được tổ chức FDA kiểm định và sở hữu chứng nhận về an toàn sức khỏe đối với người dùng. Do vậy, cột lọc Composite thường được lựa chọn để chứa các vật liệu lọc trong những bộ lọc nước đầu nguồn như:
- Hệ thống lọc nước công nghiệp
- Lọc nước sinh hoạt gia đình
- Hệ thống lọc nước mặn
- Lọc nước giếng khoan
Hình 2: Cột lọc Composite là loại cột lọc nước được làm từ chất liệu Composite với nhiệm vụ chứa các vật liệu lọc bên trong
Ưu điểm và nhược điểm của cột lọc nước Composite
Tính ứng dụng của vật liệu Composite trong việc sản xuất cột lọc nước là điều chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy. Vậy loại chất liệu này sở hữu những ưu nhược điểm gì so với các nguyên vật liệu khác? Cùng tìm hiểu nhé!
Ưu điểm
- Bền bỉ, có thể sử dụng tốt ở điều kiện ngoài trời.
- Không xuất hiện tình trạng rỉ sét như một số vật liệu kim loại khác.
- Chịu được áp lực nước cao.
- Sở hữu mặt ngoài trơn bóng, ít bị bám bụi, dễ dàng vệ sinh.
- Khả năng cách điện, cách nhiệt tốt.
- Khối lượng nhẹ, chỉ bằng 1/2 khối lượng so với cột lọc nước Inox.
- Lắp đặt dễ dàng, phù hợp với nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
- Chi phí khá rẻ so với một số loại cột lọc nước chất liệu khác.
Nhược điểm
- Nếu sử dụng ngoài trời, tiếp xúc với nắng mưa trong một thời gian dài sẽ xuất hiện tình trạng giòn và dễ vỡ.
- Ở một số cột lọc Composite có màu sáng trắng, khúc xạ ánh sáng có thể khiến hình thành hợp với tạp chất hữu cơ trong nước hình thành rêu, mảng bám vào lưới gây ra tắc cột.
Hình 3: Cột lọc nước Composite được đánh giá cao về độ bền bỉ và có thể sử dụng tốt ở điều kiện ngoài trời
Phân loại cột lọc Composite
Để phân loại cột lọc nước nói chung và cột lọc nước Composite nói riêng, chúng ta vẫn chủ yếu dựa vào kích thước của cột. Dưới đây là một số phiên bản kích thước cột lọc Composite được sử dụng phổ biến trên thị trường:
- Cột lọc Composite 2162
- Cột lọc Composite 1665
- Cột lọc Composite 1354
- Cột lọc Composite 1252
- Cột lọc Composite 1054
- Cột lọc Composite 948
- Cột lọc Composite 844
Ngoài dựa vào thông số kỹ thuật cột lọc Composite ra, chúng ta cũng có thể phân loại sản phẩm theo màu sắc cột như màu xanh, màu trắng hay màu đen. Yếu tố này thường được cân nhắc khi khách hàng muốn lựa chọn sản phẩm phù hợp với tổng thể không gian lắp đặt hoặc theo yếu tố phong thủy.
Hình 4: Để phân loại cột lọc nước nói chung và cột lọc nước Composite nói riêng, chúng ta vẫn chủ yếu dựa vào kích thước của cột
Hướng dẫn cách lắp và sục rửa cột lọc Composite
Cột lọc chính là một yếu tố không thể thiếu đối với các hệ thống xử lý nước đầu nguồn. Và trong phần tiếp theo của bài viết, Famy sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách lắp và sục rửa cột lọc Composite nhằm duy trì hiệu quả ở mức cao nhất.
Cách lắp cột lọc Composite
Bước 1: Đưa lưới lọc và đường ống dẫn nước vào bên trong cột
- Lưới lọc sẽ có tác dụng ngăn chặn các cặn bẩn, vật liệu lọc không lọt vào đường ống dẫn nước.
- Tiến hành kết nối lưới lọc với đường ống dẫn nước, sau đó cho vào bên trong cột lọc.
- Tiếp theo, thực hiện cắt đường ống dẫn nước.
- Lưu ý: Hãy đảm bảo rằng chiều cao của đường ống ở ngang với miệng cột lọc.
Bước 2: Đổ vật liệu lọc nước vào bên trong cột
- Việc lựa chọn và xây dựng kết cấu vật liệu lọc sẽ được nhà sản xuất quy định dựa theo nhu cầu xử lý nước cụ thể.
- Lưu ý: Quá trình đổ vật liệu lọc nên bịt miệng đường ống dẫn nước lại, nhằm tránh tình trạng vật liệu rơi vào gây tắc đường ống.
Bước 3: Lắp van điều khiển cho cột
- Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và điều kiện tài chính mà bạn có thể lựa chọn giữa van cơ hoặc van tự động (Autovan). Đối với các cột chứa hạt Cation (hay cột làm mềm nước), chúng ta cần phải sử dụng dòng van 5 cửa. Trong khi đó, dòng van 3 cửa sẽ được dùng cho những cột còn lại. các loại khác dùng van 3 cửa.
- Một bộ van điều khiển sẽ bao gồm: van, ron và lưới. Tiến hành xoáy phần lưới vào van theo khớp đã định. Sau đó, kết nối van điều khiển với đầu cột lọc. Tiếp theo, cho ron vào van điều khiển rồi thực hiện vặn răng thẳng 27 (đã được quấn cao su non) vào van.
Video: Hướng dẫn lắp đặt cột Composite trong hệ thống lọc nước đầu nguồn Famy
Cách sục rửa cột lọc Composite
Đối với những bộ cột Composite sử dụng van tự động, quá trình sục rửa cột lọc sẽ diễn ra một cách tự động theo chế độ đã được cài đặt. Trong trường hợp cột lọc trang bị van tay, công đoạn sục rửa sẽ thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Đưa cần gạt của van điều khiển về chế độ BACKWASH. Lúc này, bạn có thể sử dụng búa hoặc các thanh gỗ gõ nhẹ xung quanh cột giúp vật liệu được tơi ra. Sau đó, bạn chờ khoảng 10-15 phút khi thấy nguồn nước xả ra trong trở lại.
Bước 2: Chuyển cần gạt van sang chế độ FAST RINE và chờ trong khoảng 10-15 phút.
Bước 3: Lặp lại bước 1 và bước 2 một vài lần cho tới khi nguồn nước trở nên trong hoàn toàn.
Bước 4: Quay cần gạt về lại chế độ FILTER và sử dụng bình thường. Thực hiện tương tự với cột số 2 và cột số 3 đối với hệ thống nhiều cột lọc.
Hình 5: Mô phỏng quá trình sục sửa cột lọc Composite
Giá cột lọc nước Composite là bao nhiêu?
Trên thị trường hiện nay, mức giá cột lọc Composite sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thương hiệu, kích thước, màu sắc... Chính vì vậy, khoảng báo giá cột lọc Composite là khá rộng. Nhìn chung, giá cột lọc thô Composite chính hãng sẽ dao động trong khoảng 1.000.000 VNĐ - 5.000.000 VNĐ.
Hình 6: Mức giá vỏ cột lọc Composite sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Địa chỉ cung cấp cột lọc Composite uy tín, chất lượng tại Việt Nam
Ở thời điểm hiện tại, không khó để bạn có thể tìm kiếm các đơn vị chuyên cung cấp hệ thống xử lý nước sinh hoạt nói chung và dòng sản phẩm cột lọc Composite nói riêng. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng mang đến cho người mua hàng sự an tâm và chất lượng sử dụng tốt.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước sạch, thương hiệu Famy đang là cái tên được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ xử lý nước sinh hoạt, lọc nước uống trực tiếp...
Khi mua cột lọc Composite tại Famy, quý khách hàng sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về giá, chế độ bảo hành chính hãng và giao hàng trên toàn quốc.
Hình 7: Thương hiệu Famy là địa chỉ đáng tín cậy để mua bán cột lọc composite tại Hà Nội, TPHCM và các tỉnh thành trên cả nước
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về cột lọc Composite do Famy tổng hợp và gửi đến độc giả. Hy vọng rằng, các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về mặt hàng này. Nếu bạn đang có nhu cầu mua cột lọc nước Composite, hãy liên hệ này với chúng tôi thông qua số Hotline: 1900-292924 để được tư vấn trực tiếp.
0 Bình luận trong Cột lọc Composite là gì? Những điều cần biết về cột lọc Composite