Các phương pháp xử lý nước nhiễm mặn
Nước sinh hoạt, nước sản xuất công nghiệp bị nhiễm mặn đang là một tình trạng đáng báo động do nước biển xâm thực trong vài năm trở lại đây. Nước nhiễm mặn gây ra nhiều ảnh hưởng lớn với đời sống sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất. Xử lý nước nhiễm mặn triệt để tận gốc là không thể, nước nhiễm mặn do nước biển xâm thực, do sự thay đổi của khí hậu, do các công trình thủy điện đầu nguồn làm giảm lượng nước ngọt đưa vào các hệ thống sông ngòi. Trong thực tế, có rất nhiều phương án xử lý nước nhiễm mặn ra nước ngọt khác nhau, có những phương pháp từ xa xưa như chưng cất, phương pháp hóa học và những phương pháp áp dụng công nghệ mới như RO. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của các phương pháp này.
Nước nhiễm mặn gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sản xuất của bà con ở Bến Tre
Xử lý nước nhiễm mặn bằng phương pháp chưng cất
Chưng cất nhiệt là phương pháp được lưu truyền và sử dụng khá lâu đời trong dân gian, phương pháp này được người dân vùng biển hay dùng trước đây. Để thực hiện chưng cất, người ta có thể đưa nước vào môi trường nhiệt độ cao, nước bốc hơi và ngưng tụ qua các đường tập trung thành nước tinh khiết. Có thể gia nhiệt bằng cách sử dụng các chất đốt để đun sôi nước tăng nhanh quá trình bốc hơi hoặc chỉ cần phơi nắng để nước bốc hơi.
Xử lý nước nhiễm mặn bằng phương pháp chưng cất
Ưu điểm của phương pháp:
- Xử lý được nguồn nước nhiễm mặn có độ mặn cao, thậm chí sử dụng để lọc nước biển ra nước ngọt.
- Chi phí thấp cho xử lý nước nhiễm mặn quy mô nhỏ.
Nhược điểm:
- Phương pháp chưng cất mất nhiều thời gian.
- Diện tích để xây dựng hệ thống chưng cất lớn.
- Công suất xử lý nhỏ, chất lượng nước đầu ra không đồng đều do cách thức triển khai hệ thống chưng cất khác nhau.
- Thường xuyên bảo trì bảo dưỡng hệ thống do có sử dụng nhiệt trong quá trình chưng cất.
Xử lý nước nhiễm mặn bằng phương pháp hóa học thông qua trao đổi ion
Xử lý nước nhiễm mặn bằng phương pháp trao đổi ion sử dụng các bể lọc H-cationit và OH-anionit. Khi lọc nước qua bể lọc H-Cationit, do kết quả trao đổi các cation của muối hòa tan trong nước với các ion H+ của hạt cationit, các muối hòa tan trong nước biến thành các axit tương ứng. Phương trình hóa học xảy ra:
RH + NaCl → RNa + HCl
2RH + Na2SO4 → 2RNa + H2SO4
2RH + Ca(HCO3)2 → R2Ca + 2CO2↑ + 2H2O
Nước được khử cation ở bể H-Cationit được qua bể lọc OH-anionit, các hạt anionit sẽ hấp thụ từ nước các anion của các axit mạnh như Cl-, SO42- (Khí cacbonic được khử ra khỏi nước bằng làm thoáng trước khi cho vào bể OH-anionit) và nhả vào nước một số lượng tương đương anion OH-
[An]OH + HCl → [An]Cl + 2H2O
2[An]OH + H2SO4 → [An] 2SO4 + 2H2O
Ưu điểm:
- Nước sau xử lý có độ tinh khiết cao, có thể đạt tiêu chuẩn cực cao, đáp ứng được tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp.
- Có thể xử lý diện rộng với công suất lớn.
Nhược điểm:
- Phương pháp hóa học cần hóa chất, đặc biệt là các axit có khả năng gây rủi ro, không sử dụng cho quy mô gia đình. Lượng hóa chất cần có tính toán đo đạc cẩn thận, nếu có lượng dư rất nguy hiểm khi sử dụng nước thành phẩm.
- Chi phí xử lý cao, các hóa chất khó mua do cần có giấy phép sử dụng.
- Vận hành đòi hỏi người có chuyên môn cao.
Xử lý nước nhiễm mặn bằng máy lọc nước nhiễm mặn Famy chuyên dụng
Năm 2014, hiện tượng nước nhiễm mặn đã xảy ra do nước biển xâm thực ảnh hưởng diện rộng ở miền Nam. Đứng trước thách thức lớn trong ngành xử lý nước, Famy Việt Nam thành lập dự án nghiên cứu và phát triển giải pháp xử lý nước nhiễm mặn.
Sau hàng chục lần lựa chọn công nghệ, thiết kế hệ thống và hàng trăm các thử nghiệm, Famy Việt Nam đã ra mắt sản phẩm máy lọc nước nhiễm mặn chuyên dụng đầu tiên vào năm 2018. Ở phiên bản này, máy có thể xử lý nguồn nước nhiễm mặn có độ mặn lên đến 1.5‰, hiệu quả xử lý được khoảng 95-98%.
Ưu điểm máy lọc nước nhiễm mặn Famy chuyên dụng thế hệ mới
Không dừng lại ở những kết quả đó, Famy luôn nỗ lực tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đầu năm 2020 qua một số thử nghiệm mới, Famy đã thiết kế lại hoàn toàn máy lọc nước nhiễm mặn phiên bản đầu, lựa chọn các linh kiện độ bền muối và tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn. Qua các thử nghiệm máy lọc nước nhiễm mặn chuyên dụng phiên bản mới cho các kết quả thử nghiệm tốt hơn, có khả năng lọc mặn với nước nguồn có độ mặn lên đến 3‰ (3 phần nghìn) - đây là độ mặn cao, thông thường độ mặn trung bình trong những đợt ngập mặn chỉ ở khoảng 1-2‰. Hiệu quả lọc mặn trong sản phẩm mới lên đến 99.9%, có khả năng loại bỏ các chất độc hại và dư lượng chất bảo vệ thực vật (thuốc sâu, thuốc diệt cỏ...) có trong nguồn nước. Khi nguồn nước hết nhiễm mặn, máy lọc nước nhiễm mặn hoàn toàn có thể hoạt động bình thường rất thuận tiện.
Ưu điểm:
- Công suất cao, với các máy lọc nước nhiễm mặn gia đình, công suất lọc lên đến 15 lít/giờ, đảm bảo nước cho các sinh hoạt gia đình. Với các nhà máy, khu công nghiệp, máy lọc nước nhiễm mặn công nghiệp có công suất có thể lên đến hàng chục nghìn lít/giờ.
- Hiệu quả xử lý cao 99.9%.
- Thiết bị nhỏ gọn, có thể lắp đặt thuận tiện trong tủ bếp, phòng khách.
Xử lý nước nhiễm mặn bằng phương pháp RO thông thường
Phương pháp thẩm thấu ngược RO có thể xử lý nước nhiễm mặn, tuy nhiên màng RO thông thường không được thiết kế để lọc mặn do đó màng RO thông thường thường nhanh chóng bị tắc, hỏng. Một vấn đề khác là sử dụng màng RO thông thường dẫn đến chất lượng nước đầu ra không ổn định, không có vị thanh, thậm chí mùi khét do không xử lý được triệt để nước nhiễm mặn.
Kết luận
Trên thực tế có rất nhiều các phương pháp xử lý nước nhiễm mặn khác nhau, mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau. Lựa chọn phương pháp xử lý hợp lý giúp tiết kiệm chi phí, nhanh chóng đưa hệ thống vào đáp ứng nhu cầu nước sạch. Bạn hoặc doanh nghiệp của bạn đang đau đầu với vấn đề về nước, hãy liên hệ với Famy Việt Nam. Chúng tôi là những chuyên gia hàng đầu về xử lý nước nhiễm mặn, Famy Việt Nam rất sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm, góp sức chung tay cùng bà con cả nước vượt qua khó khăn do nước nhiễm mặn gây ra.
0 Bình luận trong Các phương pháp xử lý nước nhiễm mặn