Ô nhiễm môi trường nước, hiện trạng, ảnh hưởng và cách khắc phục tại Việt Nam

Trái đất được bao phủ tới 71% bởi các đại dương, sông hồ. Nước là thành phần cần thiết cho sự sống và từng ngày môi trường nước đang bị ô nhiễm do rất nhiều nguyên nhân. Tại Việt Nam ô nhiễm môi trường nước đang là một thực trạng nhức nhối đáng báo động, nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đời sống con người. Vậy ô nhiễm môi trường nước là gì? Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước và cách khắc phục, các bạn hãy cùng Famy tìm hiểu.

Ô nhiễm nguồn nước do tảo

1. Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Nước tồn tại trong tự nhiên dưới nhiều hình thức như nước trong sông hồ, biển, hơi nước trong không khí, nước trong hệ thống thoát nước đô thị. Nước bị ô nhiễm khi nó có nhiều các thành phần chất khác tồn tại mà các chất này ảnh hưởng đến sinh vật và con người.

Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe con người và sinh vật. Ô nhiễm nguồn nước xảy ra khi các chất độc hại xâm nhập vào các vùng nước như hồ, sông, đại dương, v.v., các chất này có thể bị hòa tan, lơ lửng hoặc đọng lại trong nước. Những chất gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm: phân bón và thuốc trừ sâu từ sản xuất nông nghiệp; nước thải và chất thải từ chế biến thực phẩm; chì, thủy ngân và các kim loại nặng khác; chất thải hóa học từ các ngành công nghiệp. Cũng như ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước để lại nhiều hậu quả to lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, các sinh vật trong nước nhiễm độc hàng loạt...

2. Các nhân tố gây ra ô nhiễm môi trường nước

Trong các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người, rất nhiều các chất thải được thải ra môi trường mà không có xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn. Các khu công nghiệp, chế xuất, khai thác khoáng sản, dầu mỏ, dầu khí không xử lý xả trực tiếp vào nguồn nước, khiến nó bị ô nhiễm nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề sức khỏe và cuộc sống của con người. Kể cả chất thải khu chế biến thủy sản, khu giết mổ, chế biến thực phẩm và hoạt động lưu thông với khí thải hóa chất cặn sau sử dụng cũng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

2.1 Rác thải sinh hoạt từ các khu đô thị

Trong sinh hoạt hàng ngày con người thải ra một lượng lớn các rác thải hữu cơ và vô cơ. Theo số liệu của Tổng cục Môi trường, mỗi năm, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta là 25 triệu tấn. Trong đó, chỉ có 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, hơn 70% chôn lấp trực tiếp. Hà Nội mỗi ngày phát sinh 6.000 tấn rác, tỷ lệ chôn lấp tới 90%, còn ở TP.HCM là xấp xỉ 70%.

Rác thải sinh hoạt từ đô thị

Rác thải sinh hoạt là một trong những tác nhân lớn gây ra ô nhiễm nguồn nước

Rác thải sinh hoạt hiện chủ yếu được xử lý bởi chôn lấp, cứ mỗi mét khối rác rải sẽ sinh ra 0.3 mét khối nước thải gây ô nhiễm.

2.2 Từ sản xuất nông nghiệp

2.3 Từ sản xuất công nghiệp

0 Bình luận trong Ô nhiễm môi trường nước, hiện trạng, ảnh hưởng và cách khắc phục tại Việt Nam

Bình luận bài viết