Màng lọc RO là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Công nghệ thẩm thấu ngược RO (Reverse Osmosis) là bước tiến mới trong ngành sản xuất máy lọc nước, giúp loại bỏ các tạp chất tối ưu. Vì vậy các thiết bị lọc nước sử dụng màng RO là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai đang tìm kiếm giải pháp xử lý nguồn nước trong gia đình.
Cấu tạo màng lọc RO
Điểm đặc biệt của công nghệ lọc RO chính là cấu tạo của màng lọc:
- Phần màng lọc RO được cấu tạo bằng các chất liệu đặc biệt gọi là TFC (Thin Film Composite). Chúng được tạo thành các cụm màng lọc xếp chồng lên nhau và cuộn lại theo hình xoắn ốc cuốn quanh ống dẫn nước trung tâm. Mỗi cụm gồm: lớp đệm, màng lọc và lớp thẩm thấu.
- Ống dẫn nước trung tâm hay còn gọi là trục định tâm, giúp tập trung nước tinh khiết sau khi đã được lọc qua màng.
- Toàn bộ bề mặt ngoài cùng là lớp màng bảo vệ bằng nhựa mỏng.
Chức năng của màng lọc nước RO là gì?
Màng lọc RO có mắt lọc với kích thước siêu nhỏ, từ 0.1 - 0.5 nanomet (chỉ lớn hơn vài lần so với phân tử nước). Trong khi đó, các chất rắn hòa tan, các vi khuẩn, vi rút đều có kích thước lớn gấp hàng chục lần những lỗ này. Ion kim loại tuy nhỏ nhưng bị hydrat hóa do phân tử nước bao quanh nên cũng không thể chui lọt qua màng lọc. Vì vậy ngoại trừ phân tử nước, tất cả đều bị chặn lại và đẩy ra ngoài theo đường nước thải.
Nước sau khi đi qua màng RO hoàn toàn tinh khiết, với các đặc điểm: không màu, không mùi, không vị, không có vi khuẩn. Nguồn nước này rất an toàn cho sức khỏe, có thể uống được luôn hoặc sử dụng để rửa hoa quả, nấu nướng, pha sữa cho trẻ nhỏ.
Cơ chế hoạt động của màng lọc RO
Do cấu tạo màng lọc RO gồm các mắt lọc siêu nhỏ nên cần phải có nguồn năng lượng để tạo ra lực nén mạnh để nguồn nước cấp đầu vào có thể đi qua lõi lọc. Vì vậy khác với quy trình thẩm thấu thông thường, công nghệ lọc RO hoạt động theo cơ chế chuyển động của các phân tử nước nhờ áp lực nén của máy bơm cao áp. Theo đó, máy bơm có trong thiết bị sẽ tạo lực mạnh giúp nước đi xuyên qua được màng lọc RO này.
Khi nguồn nước đi vào một đầu của lõi lọc, phần nước tinh khiết sẽ đi qua được màng lọc RO và chảy vào ống nước sạch trung tâm. Phần còn lại là nước thải với các tạp chất và ion kim loại sẽ chảy ra ngoài đầu lõi lọc còn lại.
Những lưu ý khi sử dụng màng lọc RO
Màng RO có mắt lọc rất nhỏ nên một số thiết bị sử dụng công nghệ này có thể có một số nhược điểm như: tốn điện nước, thời gian lọc kéo dài, tuổi thọ màng lọc thấp, nguồn nước ra không có khoáng. Để hạn chế những vấn đề này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Thay lõi lọc định kỳ: Các máy lọc nước RO thường bố trí cốc lọc số 1 trong suốt để bạn có thể tự nhận biết khi nào nên cần thay thế lõi lọc, thông thường là khoảng 2 năm hoặc sau khi lọc 90 lít nước.
- Sử dụng màng lọc thế hệ mới: Các loại màng lọc RO thế hệ mới có xu hướng tiết kiệm điện năng, giảm lượng nước thải ra và tăng tuổi thọ của màng lọc. Tuy nhiên bạn vẫn nên áp dụng các mẹo tiết kiệm điện để không phải lăn tăn mỗi khi cuối tháng.
- Dùng thêm các lõi tạo khoáng: Các loại máy lọc nước sử dụng công nghệ lọc RO thường được bổ sung thêm các lõi có chức năng bù khoáng để mang lại nguồn nước tốt cho cơ thể.
- Xả van tay để vệ sinh màng lọc RO: Để vệ sinh máy lọc nước RO hiệu quả, bên cạnh van xả tự động của thiết bị, người dùng có thể dùng van xả tay để vệ sinh màng lọc RO định kỳ. Khi đó lượng cặn bẩn tích tụ trên bề mặt màng lọc sẽ bị cuốn trôi, giúp tăng tuổi thọ của màng lọc.
0 Bình luận trong Màng lọc RO là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động